Điện thoại: (024) 625 707 13
  • Hình ảnh 1
  • Hình ảnh 2
  • Hình ảnh 4
  • Hình ảnh 3

Không đăng ký kết hôn, yêu cầu cấp dưỡng cho con thế nào?

Cập nhật: 14/09/2019
Lượt xem: 770
“Sống thử” hiện nay khiến nhiều đứa bé được sinh ra mà không có đầy đủ cả cha và mẹ. Vậy khi không đăng ký kết hôn, liệu yêu cầu người còn lại cấp dưỡng cho con được không?

Cha mẹ phải cấp dưỡng cho con khi ly hôn

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là mối quan hệ thiêng liêng và được pháp luật bảo vệ. Khi đó, cha mẹ có quyền yêu thương, chăm lo cho việc học tập, giáo dục, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo về quyền, lợi ích của con.

Sau đó, dù có ly hôn thì cha mẹ vẫn có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con. Lúc này, hai người có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con và người phải cấp dưỡng cho con theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền bạc, tài sản để lo cho nhu cầu cơ bản của người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng mà không chung sống với mình. Những người được cấp dưỡng là:

- Người chưa thành niên;

- Người đã thành niên mà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi sống bản thân;

- Người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của pháp luật.

Do vậy, khi cha mẹ đã ly hôn, người không sống cùng con sẽ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con với mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của con.

cấp dưỡng khi không đăng ký kết hôn
Người nào không nuôi con khi ly hôn phải cấp dưỡng cho con (Ảnh minh họa)


Không đăng ký kết hôn, làm sao để yêu cầu cấp dưỡng cho con?

Bởi kết hôn không chỉ xác lập quan hệ hôn nhân mà còn là căn cứ để phát sinh quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con cái. Một trong số đó là nghĩa vụ cấp dưỡng. Do đó, chỉ khi được xác nhận là có quan hệ huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng thì mới xảy ra nghĩa vụ cấp dưỡng.

Điều đó có nghĩa là nếu hai người chỉ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì khi một trong hai bên không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, người còn lại sẽ rất khó để yêu cầu cấp dưỡng cho con.

Lúc này, thủ tục phải làm trước hết là xác nhận cha, mẹ và con giữa người muốn yêu cầu cấp dưỡng và người được cấp dưỡng.

Để thực hiện điều đó, cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 25 Luật Hộ tịch 2014:

- Tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con (theo mẫu)

- Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con (Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP): Văn bản xác định AND của cơ quan y tế, cơ quan giám định trong nước hoặc nước ngoài, thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con…

Sau thời gian 03 ngày làm việc nếu nhận đủ giấy tờ, không có tranh chấp, nhận thấy đúng là cha mẹ và con thì người yêu cầu sẽ được cấp trích lục xác nhận cha, mẹ và con.

Sau khi được công nhận là cha, mẹ con thì hoàn toàn có quyền yêu cầu cấp dưỡng cho con. Nếu người này trốn tránh nghĩa vụ thì có thể khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để buộc người này phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

không cấp dưỡng
Cách yêu cầu cấp dưỡng khi không đăng ký kết hôn (Ảnh minh họa)


Không cấp dưỡng cho con có thể bị phạt đến 5 năm tù

Không chỉ có thể khởi kiện dân sự để yêu cầu người trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện mà người nào không chịu cấp dưỡng còn có thể bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt hành chính

Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 144/2013/NĐ-CP, nếu người nào bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau sinh, không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cắt đứt quan hệ tình cảm, vật chất với trẻ em thì có thể bị phạt từ 10 triệu đồng – 15 triệu đồng.

Lúc này, người vi phạm sẽ bị buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Không chỉ vậy, sau khi bị Tòa án buộc thực hiện việc cấp dưỡng mà còn cố tình không thực hiện, trốn tránh hoặc trì hoãn, không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận thì sẽ bị phạt từ 03 triệu đồng – 05 triệu đồng theo quy định tại Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP.

Chịu trách nhiệm hình sự

Ngoài bị xử phạt hành chính, nếu việc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trong khả năng của mình làm con bị nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt hành chính thì có thể bị phạt theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm;

- Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Trên đây là quy định về việc không đăng ký kết hôn thì làm cách nào để yêu cầu người trốn tránh nghĩa vụ phải cấp dưỡng.

>> Giành quyền nuôi con khi ly hôn: Toàn bộ quy định cần biết

Nguyễn Hương

Theo luatvietnam.vn
https://luatvietnam.vn/dan-su/cach-yeu-cau-cap-duong-cho-con-khi-khong-dang-ky-ket-hon-568-21922-article.html




ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH AN PHÚ
  Add: Trụ sở: Phòng 315, tầng3, Số nhà 33, ngõ 30, phố Hoa Lâm, phường Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
  Phone(024) 625 707 13 – Fax: (024) 625 707 15
VPGD: Số nhà 1 ngõ 5 phố Lý Nhân Tông, khu phố Đền Rồng, Phường Đình Bảng, Thị xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh.
  Phone0967 566 878
  Hotline:  0904.226.799 | 0388.477.456 | 0989.981.169
  Website: http://anphulaw.com
  Email:  luatanphu@gmail.com
CÁC GIẢI THƯỞNG
LIÊN KẾT VỚI CHÚNG TÔI
ĐĂNG KÝ HỖ TRỢ PHÁP LÝ
ĐĂNG KÝ HỦY BỎ
Copyright 2015 anphulaw.com. ALL RIGHTS RESERVED.. Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành thông tin từ website này