Điện thoại: (024) 625 707 13
  • Hình ảnh 1
  • Hình ảnh 2
  • Hình ảnh 4
  • Hình ảnh 3

Tranh chấp lao động và đình công

Cập nhật: 29/08/2009
Lượt xem: 770
       1) Tranh chấp lao động (TCLĐ):

       + TCLĐ là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động. TCLĐ bao gồm TCLĐ cá nhân và TCLĐ tập thể.

        + TCLĐ tập thể bao gồm TCLĐ tập thể về quyền và TCLĐ tập thể về lợi ích:

       - TCLĐ tập thể về quyền là tranh chấp về việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc các thỏa thuận, quy định hợp pháp khác của doanh nghiệp.

       - TCLĐ tập thể về lợi ích là những tranh chấp trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động để xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật hoặc các thỏa thuận, quy định hợp pháp khác của doanh nghiệp.

       2) Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết TCLĐ cá nhân:


       + Hội đồng hòa giải lao động xơ sở hoặc hòa giải viên lao động cấp huyện đối với những nơi không có hội đồng hòa giải lao động cơ sở.

       + Tòa án nhân dân.

       3) Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết TCLĐ tập thể:

        + Đối với TCLĐ tập thể về quyền:

         - Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động cấp huyện;

        - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

         - Tòa án nhân dân.

        + Đối với TCLĐ tập thể về lợi ích:

       - Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động;

        - Hội đồng trọng tài lao động.

        4) Quyền và nghĩa vụ của người lao động (NLĐ) trong việc giải quyết TCLĐ cá nhân:

       + Các quyền:

       - Đề nghị Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc Hòa giải viên lao động tổ chức hòa giải vụ TCLĐ.

        - Yêu cầu Công đoàn cơ sở, Công đoàn cấp trên đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình trong quá trình giải quyết TCLĐ.

       - Ủy nhiệm bằng văn bản cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình trong quá trình giải quyết vụ án lao động.

        - Khởi kiện, yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết TCLĐ.

        - Rút đơn khởi kiện hoặc thay đổi nội dung tranh chấp.

        - Yêu cầu thay đổi thẩm phán, hội thẩm, kiểm sát viên, thư ký tòa án, người giám định, người phiên dịch nếu có lý do hợp pháp.

        - Yêu cầu Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ lợi ích cấp thiết của mình.

        - Phát biểu, tranh luận, đưa ra các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ án lao động tại phiên tòa xét xử.

       - Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm.

       - Yêu cầu người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của tòa án theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm.

        + Các nghĩa vụ:

        - Cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu, chứng cứ có liên quan theo yêu cầu của Tòa án và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quá trình giải quyết TCLĐ.

      - Phải có mặt theo giấy triệu tập của Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, hòa giải viên lao động hoặc của Tòa án.

       - Chấp hành đúng các quy định khác của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết TCLĐ.

        5) Người lao động có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết mà không nhất thiết phải qua hòa giải tại cơ sở những TCLĐ cá nhân sau:

        - Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

        - Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

       - Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

        - Tranh chấp về bảo hiểm xã hội giữa NLĐ đã nghỉ việc theo chế độ với người sử dụng lao động hoặc với cơ quan bảo hiểm xã hội;

        - Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa NLĐ với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

       6) Quyền đình công (ĐC) của NLĐ:

         + Đối với TCLĐ tập thể về quyền, khi không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc quá thời hạn do pháp luật quy định mà Chủ tichC UBND cấp huyện không giải quyết thì tập thể lao động có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết hoặc đình công.

       + Đối với TCLĐ tập thể về lợi ích, sau khi Hội đồng trọng tài lao động hòa giải không thành hoặc không tiến hành hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.

        + Đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời hoặc đại diện hợp pháp của tập thể lao động quyết định, tổ chức và lãnh đạo, sau khi được đa số người lao động tán thành bằng cách bỏ phiếu hoặc lấy chữ ký.

         + Ban chấp hành công đoàn hoặc đại diện tập thể lao động cử đại diện nhiều nhất là ba người để trao quyết định đình công và bản yêu cầu cho người sử dụng lao động, đồng thời gửi một bản thông báo cho Liên đoàn lao động cấp tỉnh. Các bản yêu cầu, bản thông báo phải được gửi trước thời điểm bắt đầu đình công ít nhất là 5 ngày.

        + Trong khi đình công, nghiêm cấm các hành vi bạo lực, hành vi làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản của doanh nghiệp, các hành vi xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.

         + Khi xét thấy ĐC có nguy cơ xâm hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định hoãn hoặc ngừng cuộc ĐC.

          + Nghiêm cấm cản trở việc thực hiện quyền ĐC hoặc ép buộc người khác ĐC; Nghiêm cấm mọi hành vi trù dập, trả thù người tham gia ĐC hoặc lãnh đạo cuộc ĐC.

        7) Điều kiện của một cuộc ĐC hợp pháp:

        + Phải phát sinh từ TCLĐ tập thể;

        + Được những NLĐ làm việc tại một doanh nghiệp tiến hành;

        + Được tiến hành sau khi đã qua bước giải quyết của Chủ tịch UBND cấp huyện đối với TCLĐ tập thể về quyền; hoặc qua bước hòa giải của Hội đồng trọng tài đối với TCLĐ tập thể về lợi ích;

        + Do Ban chấp hành công đoàn cơ sở, Ban chấp hành công đoàn lâm thời hoặc đại diện hợp pháp của tập thể lao động quyết định, tổ chức và lãnh đạo sau khi được đa số tập thể lao động đồng ý ĐC bằng cách bỏ phiếu hoặc lấy chữ ký;

        + Ban chấp hành công đoàn cơ sở thực hiện đầy đủ các quy định về việc cử đại diện trao bản yêu cầu cho người sử dụng lao động, gửi thông báo cho cơ quan lao động cấp tỉnh, Liên đoàn lao động cấp tỉnh;

      + Doanh nghiệp nơi tập thể lao động tiến hành ĐC không thuộc danh mục doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích và doanh nghiệp thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân hoặc an ninh quốc phòng do Chính phủ quy định;

       + Không vi phạm Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc hoãn hoặc ngừng cuộc ĐC.

Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4

Công ty Luật An Phú nhận tư vấn tại nhà, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, qua thư điện tử; Thù lao của Luật sư dựa vào sự đánh giá của khách hàng và hiệu quả  công việc.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Công ty Luật An Phú

Trụ sở chính: Phòng 315 tầng 3 Tòa nhà văn phòng Việt Anh, số 33 ngõ 142  đường Ngô Gia Tự, phường Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội. Điện thoại: 04.625.707.13; Fax: 04.625.707.15;

Số cần gọi gấp: 0904 226 799-  09898.511.69

Email: luatanphu@gmail.com


Website: www.anphulaw.com

Văn phòng giao dịch 1: Khu phố Đền Rồng, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh: 01688.477.456

Văn phòng giao dịch 2: Số 236 phố Yết Kiêu, phường Hải Tân, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Điện thoại: 098.44.33.061

Luật An Phú: Cam kết đem lại An vui, Thịnh vượng cho mọi khách hàng

 

 

 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH AN PHÚ
  Add: Trụ sở: Phòng 315, tầng3, Số nhà 33, ngõ 30, phố Hoa Lâm, phường Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
  Phone(024) 625 707 13 – Fax: (024) 625 707 15
VPGD: Số nhà 1 ngõ 5 phố Lý Nhân Tông, khu phố Đền Rồng, Phường Đình Bảng, Thị xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh.
  Phone0967 566 878
  Hotline:  0904.226.799 | 0388.477.456 | 0989.981.169
  Website: http://anphulaw.com
  Email:  luatanphu@gmail.com
CÁC GIẢI THƯỞNG
LIÊN KẾT VỚI CHÚNG TÔI
ĐĂNG KÝ HỖ TRỢ PHÁP LÝ
ĐĂNG KÝ HỦY BỎ
Copyright 2015 anphulaw.com. ALL RIGHTS RESERVED.. Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành thông tin từ website này