Điện thoại: (024) 625 707 13
  • Hình ảnh 1
  • Hình ảnh 2
  • Hình ảnh 4
  • Hình ảnh 3

Thủ tục nhập, thôi, trở lại, xác nhận quốc tịch Việt Nam

Cập nhật: 21/09/2009
Lượt xem: 770
Thủ tục, hồ sơ nhập quốc tịch Việt Nam (Căn cứ Luật Quốc tịch 1998)

1. Người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam phải làm đơn theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định. Kèm theo đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có các giấy tờ sau đây:

a) Bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế, kể cả của con chưa thành niên, nếu đồng thời xin nhập quốc tịch cho người đó;
b) Bản khai lý lịch theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định;
c) Phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, nơi đương sự thường trú, cấp; trong trường hợp đương sự không thường trú ở Việt Nam thì nộp phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà đương sự là công dân hoặc thường trú, cấp;
d) Giấy chứng nhận trình độ tiếng Việt, bao gồm cả hiểu biết về văn hóa, lịch sử và pháp luật của Việt Nam theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp;
e) Giấy xác nhận về thời gian đã thường trú liên tục ở Việt Nam do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi đương sự thường trú, cấp; nếu trước đây đương sự thường trú ở địa phương khác, thì còn phải có giấy xác nhận về thời gian đã thường trú do Ủy ban nhân dân cấp xã của địa phương đó cấp;
f) Giấy xác nhận về chỗ ở, việc làm, thu nhập hợp pháp hoặc tình trạng tài sản tại Việt Nam do Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đương sự thường trú, cấp.
g) Giấy tờ tùy thân của người xin nhập quốc tịch. Hộ khẩu, CMND của cha, mẹ,vợ (chồng), con, khai sinh của con (nếu có).
h) Giấy tờ chứng minh tình trạng quốc tịch của người xin nhập quốc tịch.
i) Bản cam kết về việc từ bỏ quốc tịch nước ngoài (nếu có) khi được nhập quốc tịch Việt Nam.
Trường hợp mặc nhiên mất quốc tịch nước ngoài khi được nhập quốc tịch Việt Nam thì Bản cam kết trên được thay bằng giấy xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà đương sự là công dân về việc pháp luật của nước đó quy định mặc nhiên mất quốc tịch trong trường hợp này.
Trong trường hợp đặc biệt , khi người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài của họ theo quy định tại khoản 3 Điều 20 của Luật Quốc tịch Việt Nam, thì không phải nộp giấy tờ quy định tại điểm này, nhưng phải làm đơn xin giữ quốc tịch nước ngoài theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định; trong đơn phải nêu rõ lý do xin giữ quốc tịch nước ngoài và cam kết việc giữ quốc tịch nước ngoài không cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam.

2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam; tên gọi Việt Nam phải được ghi rõ trong đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam.

3. Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam và các giấy tờ kèm theo của người nước ngoài thường trú tại Việt Nam phải được lập thành 04 bộ hồ sơ; đối với người nước ngoài không thường trú ở Việt Nam trong trường hợp cá biệt quy định tại điểm b mục 4 chỉ cần lập thành 03 bộ hồ sơ.

4. Miễn, giảm điều kiện xin nhập quốc tịch Việt Nam.
a) Người có chồng, vợ, cha, mẹ hoặc con là công dân Việt Nam; người có Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý do Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghiã Việt Nam tặng thưởng hoặc có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, thì được giảm 2 năm về điều kiện thời gian đã thường trú liên tục ở Việt Nam và được miễn các điều kiện về tiếng Việt và khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
b) Trong trường hợp cá biệt, khi việc nhập quốc tịch Việt Nam của người nước ngoài sẽ có lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội, khoa học, an ninh quốc phòng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì được miễn các điều kiện về thời gian đã thường trú ở Việt Nam, biết tiếng Việt và khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

Người được miễn, giảm điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam quy định trên đây không phải nộp các giấy tờ tương ứng quy định tại mục 1, nhưng phải nộp các giấy tờ chứng minh theo quy định tại mục 4.

5) Lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam: 2.000.000 đồng.
……………………………….
Thủ tục, hồ sơ trở lại quốc tịch Việt Nam

1. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải làm đơn theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định. Kèm theo đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải có các giấy tờ sau đây:

a) Bản khai lý lịch theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định;
b) Phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà đương sự là công dân hoặc thường trú, cấp;
c) Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh đương sự đã từng có quốc tịch Việt Nam.

2. Ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, đương sự còn phải nộp một trong các giấy tờ sau đây:
a) Giấy xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam hoặc của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài về việc đương sự đã nộp đơn xin hồi hương về Việt Nam;
b) Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh đương sự có vợ, chồng, con, cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam;
c) Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh đương sự đã được Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý hoặc xác nhận đương sự có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
d) Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh việc trở lại quốc tịch Việt Nam của đương sự sẽ có lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội, khoa học, an ninh quốc phòng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây và ghi rõ trong đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam; nếu muốn thay đổi tên thì phải nêu rõ lý do.
4. Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam và các giấy tờ kèm theo của người thường trú tại Việt Nam phải lập thành 04 bộ hồ sơ; thường trú ở nước ngoài phải được lập thành 03 bộ hồ sơ.

5. Lệ phí xin trở lại quốc tịch Việt Nam: 2.000.000 đồng.
………………………………….

Thủ tục , trình tự cấp giấy xác nhận không có quốc tịch Việt Nam

1. Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận không có quốc tịch Việt Nam phải làm đơn theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định, trong đó phải nêu rõ mục đích của việc xin cấp giấy xác nhận không có quốc tịch Việt Nam.

Kèm theo đơn xin cấp Giấy xác nhận không có quốc tịch Việt Nam phải có các giấy tờ sau đây:
a) Bản chụp có chứng thực Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế còn giá trị sử dụng của đương sự;
b) Bản sao hoặc bản chụp có chứng thực Giấy khai sinh hoặc giấy tờ khác chứng nhận ngày tháng năm sinh của đương sự.
c) Giấy tờ chứng nhận về quốc tịch của cha, mẹ của đương sự; nếu giấy tờ qui định tại điểm a và điểm b trên đây không có những thông tin đó.
d) Bản cam kết của đương sự về việc người đó chưa được nhập quốc tịch Việt Nam.
Những giấy tờ trên đây, nếu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp thì phải được hợp thức hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực hợp pháp.

2. Trong trường hợp cha mẹ, làm đơn xin cấp Giấy xác nhận không có quốc tịch Việt Nam cho con chưa thành niên dưới 15 tuổi, thì phải có các giấy tờ qui định tại Mục 1.a,c và bản sao hoặc bản chụp có chứng thực hợp pháp Giấy khai sinh của trẻ em đó.

3. Đơn và các giấy tờ kèm theo qui định tại Mục 1,2 phải được lập thành 02 bộ hồ sơ và nộp cho Sở Tư pháp nơi đương sự cư trú. Khi nộp đơn, đương sự phải xuất trình bản gốc các giấy tờ qui định tại Mục 1.a, b để kiểm tra.

4. Lệ phí cấp giấy xác nhận không có quốc tịch Việt Nam: 500.000 đồng.
……………………………………

Thủ tục , hồ sơ cấp giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam( Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam 1998)

1. Công dân Việt Nam xin cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam phải làm đơn theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định, trong đơn phải ghi rõ mục đích xin cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam.

Kèm theo đơn xin cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam phải có bản chụp Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng. Khi nộp đơn, đương sự phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu để kiểm tra.
Trong trường hợp không có Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu, thì kèm theo đơn xin cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam phải nộp bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ sau đây để chứng minh quốc tịch Việt Nam:
a) Giấy tờ chứng minh đương sự được nhập quốc tịch Việt Nam;
b) Giấy tờ chứng minh đương sự được trở lại quốc tịch Việt Nam;
c) Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài;
d) Giấy xác nhận đăng ký công dân do Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam cấp;
e) Sổ hộ khẩu;
f) Thẻ cử tri mới nhất;
g) Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ; của cha hoặc mẹ;
h) Giấy khai sinh;
i) Giấy tờ, tài liệu chứng minh đương sự là người có quốc tịch Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
j) Trong trường hợp không có một trong các giấy tờ quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm i, thì nộp Bản khai danh dự về ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quê quán, nơi cư trú của bản thân; họ tên, tuổi, quốc tịch, nơi cư trú của cha mẹ và nguồn gốc gia đình. Bản khai này phải được ít nhất 02 người biết rõ sự việc đó làm chứng và được Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đương sự sinh ra, xác nhận.

2. Đơn xin cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam và giấy tờ kèm theo quy định tại mục 1 được lập thành 02 bộ hồ sơ.

3. Lệ phí xin cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam: 500.000 đồng
………………………………………..


Thủ tục cấp giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài xin hồi hương

Ngày 16/01/2006, Bộ Tư pháp có Công văn số 360/BTP-HCTP ngày 16/01/2006 về việc cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài xin hồi hương.
Theo quy định của pháp luật về quốc tịch thì thẩm quyền thụ lý các hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo phạm vi, địa bàn nơi đương sự cư trú. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho những đối tượng là người Việt Nam đang định cư tại nước ngoài, nay họ đã trợ lại Việt Nam và có nguyện vọng xin hồi hương, Bộ Tư pháp nhất trí với kiến nghị của Sở Tư pháp theo hướng Sở Tư pháp thụ lý hồ sơ:

1. Trường hợp đương sự có những loại giấy tờ sau đây thì Sở Tư pháp không phải thụ lý hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam:

- Hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp thay thế hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
- Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam còn giá trị sử dụng do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài cấp;
- Giấy xác nhận đăng ký công dân do cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài cấp mà còn giá trị sử dụng.

2. Trường hợp đương sự không có các loại giấy tờ kể trên, hoặc nếu có mà đã hết thời hạn sử dụng thì Sở Tư pháp sẽ thụ lý hồ sơ, thẩm tra xác minh, nếu họ có đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam thì trình UBND thành phố xem xét, quyết định theo quy định tại Điều 17, 18 của Nghị định 104/1998/NĐ-CP ngày 31/12/1998 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, trước khi trình UBND thành phố xem xét việc cấp giấy này, Sở Tư pháp cần có công văn đề nghị với Bộ Tư pháp tra cứu Danh sách những trường hợp đã được Chủ tịch nước ký quyết định xin thôi quốc tịch Việt Nam.

Kể từ ngày 15/02/2006, Sở Tư pháp thành phố sẽ thụ lý trình UBND thành phố xem xét giải quyết việc cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam để bổ túc hồ sơ cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài xin hồi hương.
……………………………………………

Thủ tục, hồ sơ thôi quốc tịch Việt Nam (Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam 1998)

Công dân Việt Nam xin thôi quốc tịch Việt Nam phải làm đơn theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định.
1. Kèm theo đơn xin thôi quốc tịch của công dân Việt Nam thường trú ở trong nước phải có các giấy tờ sau đây:

a) Bản khai lý lịch theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định;
b) Bản sao giấy tờ tùy thân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác chứng minh đương sự đang có quốc tịch nước ngoài (đối với người đang có quốc tịch nước ngoài); Giấy xác nhận hoặc bảo đảm về việc người đó sẽ được nhập quốc tịch nước ngoài (đối với người đang xin nhập quốc tịch nước ngoài), trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này;
c) Giấy xác nhận không nợ thuế đối với Nhà nước do Cục thuế, nơi đương sự thường trú, cấp;
d) Đối với người trước đây là cán bộ, công chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân đã về hưu, thôi việc, nghỉ công tác hoặc giải ngũ chưa quá 05 năm, thì còn phải nộp giấy của cơ quan đã quyết định hưu trí, thôi việc, nghỉ công tác hoặc giải ngũ, xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam;
đ) Phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, nơi đương sự thường trú, cấp;
e) Giấy xác nhận của Sở Giáo dục và Đào tạo, nơi đương sự thường trú, về việc đã bồi hoàn chi phí đào tạo cho Nhà nước, nếu đương sự đã được đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp hoặc sau đại học bằng kinh phí của Nhà nước, kể cả kinh phí do nước ngoài tài trợ.

2. Kèm theo đơn xin thôi quốc tịch của công dân Việt Nam thường trú ở nước ngoài phải có các giấy tờ quy định tại các điểm a, b và e tại mục 1. Trường hợp này, giấy tờ quy định tại điểm e, mục 1 do Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam phụ trách địa bàn, nơi đương sự thường trú cấp.

3. Đơn xin thôi quốc tịch và các giấy tờ kèm theo của công dân Việt Nam thường trú ở trong nước phải được lập thành 04 bộ hồ sơ; thường trú ở nước ngoài phải được lập thành 03 bộ hồ sơ.

4. Lệ phí xin thôi quốc tịch Việt Nam: 2.000.000 đồng.
……………………………………….

Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4

Công ty Luật An Phú nhận tư vấn tại nhà, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, qua thư điện tử; Thù lao của Luật sư dựa vào sự đánh giá của khách hàng và hiệu quả  công việc.

Mọi chi tiết xin liên hệ: Công ty Luật An Phú

Trụ sở chính: Phòng 315 tầng 3 Tòa nhà văn phòng Việt Anh, số 33 ngõ 142  đường Ngô Gia Tự, phường Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội. Điện thoại: 04.625.707.13; Fax: 04.625.707.15;

Số cần gọi gấp: 0904 226 799-  09898.511.69

Email: luatanphu@gmail.com
Website: www.anphulaw.com

Văn phòng giao dịch 1: Khu phố Đền Rồng, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh: 01688.477.456

Văn phòng giao dịch 2: Số 236 phố Yết Kiêu, phường Hải Tân, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Điện thoại: 098.44.33.061

Luật An Phú: Cam kết đem lại An vui, Thịnh vượng cho mọi khách hàng

 

 

 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH AN PHÚ
  Add: Trụ sở: Phòng 315, tầng3, Số nhà 33, ngõ 30, phố Hoa Lâm, phường Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
  Phone(024) 625 707 13 – Fax: (024) 625 707 15
VPGD: Số nhà 1 ngõ 5 phố Lý Nhân Tông, khu phố Đền Rồng, Phường Đình Bảng, Thị xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh.
  Phone0967 566 878
  Hotline:  0904.226.799 | 0388.477.456 | 0989.981.169
  Website: http://anphulaw.com
  Email:  luatanphu@gmail.com
CÁC GIẢI THƯỞNG
LIÊN KẾT VỚI CHÚNG TÔI
ĐĂNG KÝ HỖ TRỢ PHÁP LÝ
ĐĂNG KÝ HỦY BỎ
Copyright 2015 anphulaw.com. ALL RIGHTS RESERVED.. Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành thông tin từ website này