Điện thoại: (024) 625 707 13
  • Hình ảnh 1
  • Hình ảnh 2
  • Hình ảnh 4
  • Hình ảnh 3

Ai là đại diện gia đình bị cáo chưa thành niên?

Cập nhật: 17/01/2011
Lượt xem: 770

Trong thực tiễn xét xử, nhiều bản án xét xử bị cáo chưa thành niên đã bị hủy bởi các cấp tòa không thống nhất trong việc hiểu thế nào là đại diện gia đình bị cáo. Pháp luật tố tụng thiếu hướng dẫn nên mỗi nơi vận dụng một kiểu…

Khoản 3 Điều 306 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định tại phiên tòa xét xử bị cáo là người chưa thành niên bắt buộc phải có mặt đại diện gia đình bị cáo. Trên thực tế, hiện nay đang có nhiều cách hiểu khác nhau về chuyện này.

Một quy định, bốn cách hiểu

Theo cách hiểu thứ nhất, đại diện gia đình bị cáo chưa thành niên phải là cha, mẹ hoặc người giám hộ. Quan điểm này dựa trên quy định tại Điều 141 Bộ luật Dân sự (cha, mẹ là đại diện theo pháp luật cho con chưa thành niên; người giám hộ là đại diện theo pháp luật cho người được giám hộ).

Theo cách hiểu thứ hai, chỉ có chủ hộ mới là đại diện gia đình bị cáo chưa thành niên. Bởi lẽ Điều 107 Bộ luật Dân sự quy định chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. Cha, mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ…

Theo cách hiểu thứ ba, người đại diện này có thể bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền của người đại diện theo pháp luật. Những người theo cách hiểu này lý giải luật chỉ quy định về “đại diện gia đình bị cáo” thì người được ủy quyền hợp pháp cũng giữ vai trò đại diện được.

Cách hiểu thứ tư phổ biến nhất là người đại diện này có thể bao gồm một trong tất cả những người trong hộ gia đình đã thành niên như cha, mẹ, ông, bà, cô, dì, chú, bác, anh, chị… của bị cáo. Hoặc cũng có thể không bắt buộc những người này phải cư trú cùng hộ gia đình mà chỉ cần có quan hệ như trên là đủ.


Việc hiểu thế nào là đại diện gia đình bị cáo chưa thành niên chưa được thống nhất trong thực tiễn xét xử. Trong ảnh: Một phiên xử lưu động có trẻ chưa thành niên. Ảnh: HTD

Hiện nay, cách hiểu thứ tư đang được áp dụng rộng rãi từ giai đoạn điều tra cho đến khi xét xử. Chỉ cần một người đã thành niên có quan hệ huyết thống với bị cáo chưa thành niên thì được xem như là đại diện gia đình cho bị cáo chưa thành niên. Dù vậy, theo một điều tra viên Công an quận 6 (TP.HCM), có vụ tòa này chấp nhận, có vụ tòa kia lại trả hồ sơ vì cho rằng cơ quan điều tra, viện kiểm sát vi phạm tố tụng.

Thiếu hướng dẫn

Việc có nhiều cách hiểu như trên là do hiện nay, pháp luật tố tụng hình sự chưa có hướng dẫn cụ thể thế nào là đại diện gia đình bị cáo.

Trong một hội nghị tổng kết ngành tòa án, Tòa Hình sự TAND Tối cao từng nêu quan điểm về chuyện này. Theo tòa hình sự, người đại diện hợp pháp của bị cáo trong tố tụng hình sự phải là người đại diện đương nhiên chứ không phải người đại diện theo ủy quyền. Nếu bị cáo còn cha mẹ thì cha mẹ là người đại diện hợp pháp của bị cáo. Nếu bị cáo không còn cha mẹ thì tòa có thể xác định những người thân của bị cáo như ông, bà, cô, dì, chú, bác, anh, chị ruột của bị cáo là người đại diện hợp pháp của bị cáo. Nếu bị cáo không còn người thân thích thì đại diện nhà trường, đoàn thanh niên hoặc tổ chức khác tham gia phiên tòa với tư cách là người đại diện hợp pháp của bị cáo.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là quan điểm riêng của tòa hình sự, chưa phải là hướng dẫn chính thức bằng văn bản của TAND Tối cao để áp dụng thống nhất trong ngành nên thực tế vẫn diễn ra tình trạng mỗi cơ quan tố tụng áp dụng một cách hiểu khác nhau.

                                                    theo phapluattp

Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4

Công ty Luật An Phú nhận tư vấn tại nhà, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, qua thư điện tử; Thù lao của Luật sư dựa vào sự đánh giá của khách hàng và hiệu quả  công việc.

Mọi chi tiết xin liên hệ: Công ty Luật An Phú

Trụ sở chính: Phòng 315 tầng 3 Tòa nhà văn phòng Việt Anh, số 33 ngõ 142  đường Ngô Gia Tự, phường Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội. Điện thoại: 04.625.707.13; Fax: 04.625.707.15;

Số cần gọi gấp: 0904 226 799-  09898.511.69

Email: luatanphu@gmail.com
Website: www.anphulaw.com

Văn phòng giao dịch 1: Khu phố Đền Rồng, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh: 01688.477.456

Văn phòng giao dịch 2: Số 236 phố Yết Kiêu, phường Hải Tân, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Điện thoại: 098.44.33.061

Luật An Phú: Cam kết đem lại An vui, Thịnh vượng cho mọi khách hàng

 

 

 

 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH AN PHÚ
  Add: Trụ sở: Phòng 315, tầng3, Số nhà 33, ngõ 30, phố Hoa Lâm, phường Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
  Phone(024) 625 707 13 – Fax: (024) 625 707 15
VPGD: Số nhà 1 ngõ 5 phố Lý Nhân Tông, khu phố Đền Rồng, Phường Đình Bảng, Thị xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh.
  Phone0967 566 878
  Hotline:  0904.226.799 | 0388.477.456 | 0989.981.169
  Website: http://anphulaw.com
  Email:  luatanphu@gmail.com
CÁC GIẢI THƯỞNG
LIÊN KẾT VỚI CHÚNG TÔI
ĐĂNG KÝ HỖ TRỢ PHÁP LÝ
ĐĂNG KÝ HỦY BỎ
Copyright 2015 anphulaw.com. ALL RIGHTS RESERVED.. Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành thông tin từ website này