Điện thoại: (024) 625 707 13
  • Hình ảnh 1
  • Hình ảnh 2
  • Hình ảnh 4
  • Hình ảnh 3

Quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và sa thải theo Bộ luật Lao động năm 2012. Luật An Phú 09898.511.69

Cập nhật: 08/06/2013
Lượt xem: 770
Chúng tôi gặp khó khăn khi áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải trong trường hợp này vì thủ tục quá phức tạp. Với những doanh nghiệp có 5-7 nghìn lao động, hàng tháng có khoảng 250 – 500 lao động bỏ việc theo kiểu tự nhiên biến mất. Những doanh nghiệp có trên 1000 lao động thì hàng tháng cũng có khoảng 50 người tự nhiên biến mất. Những lao động phổ thông bậc thấp này ở trọ, dùng sim rác, đổi chỗ ở và chỗ làm việc liên tục. Chúng tôi hy vọng rằng doanh nghiệp có thể căn cứ vào điều luật nào đó để có thể xử lý các trường hợp này một cách đơn giản, hiệu quả, không gây mất thời gian cho doanh nghiệp.
1. Khi nào thì có thể coi là Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật?
2. Khi người lao động tự ý bỏ việc không đến công ty làm, không viết đơn xin phép nghỉ, doanh nghiệp không thể liên hệ được với người lao động thì có được coi là người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật không?
3. Trong trường hợp 2 nêu trên thì công ty có nhất thiết phải xử lý kỷ luật người lao động bằng hình thức cao nhất là sa thải không?
Gửi bởi: Trịnh Thúy Mai

Chào bạn!
1. Khi nào có thể coi là người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật? Người lao động bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật khi vi phạm các quy định của pháp luật lao động quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động năm 2012.
Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này. Theo quy định tại Điều 37 nói trên, việc thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động phải đáp ứng một số điều kiện phụ thuộc vào loại hợp đồng lao động, cụ thể như sau:
- Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn: người lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải có một trong các lý do nêu tại điểm a,b,c,d,đ,e,g khoản 1 Điều 37 và tuân thủ thời hạn báo trước tương ứng với các lý do đó tại khỏan 2 Điều 37 Bộ luật lao động năm 2012.
- Đối với hợp đồng không xác định thời hạn: người lao động chỉ cần báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 45 ngày làm việc bằng văn bản. Như vậy, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật khi không tuân thủ các điều kiện nêu trên căn cứ vào Điều 37 Bộ luật lao động 2012.

2. Khi người lao động tự ý bỏ việc không đến công ty làm, không viết đơn xin phép nghỉ, doanh nghiệp không thể liên hệ được với người lao động thì có được coi là người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật không ?
-
Thông thường, khi người lao động đơn phương xin nghỉ việc phải có đơn xin nghỉ việc bằng văn bản và được sự xác nhận của người sử dụng lao động. Sự xác nhận của người sử dụng lao động là căn cứ để tính thời gian báo trước cho người lao động. Nếu chưa có căn cứ để xác định thời điểm người lao động nghỉ việc thì chưa thể coi đó trường hợp người lao động tự ý bỏ việc.
Vì vậy, khi người lao động tự ý bỏ việc, không đến công ty làm, không viết đơn xin phép nghỉ, doanh nghiệp không thể liên hệ được với người lao động thì chưa được coi là người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Trong trường hợp này, công ty cần có các chứng cứ, biên bản chứng minh xác định chính xác ý định muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động.

3. Đối với việc áp dụng hình thức kỷ luật sa thải, Điều 126 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định như sau:
- Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;
3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng. Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
- Căn cứ vào khoản 3, Điều 126 Bộ luật Lao động năm 2012, người sử dụng lao động chỉ có thể áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với người lao động nếu có chứng cứ chứng minh được hai vấn đề:
thứ nhất, người lao động đã tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm;
thứ hai,người lao động đã không cung cấp được lý do nghỉ việc, hoặc nghỉ việc mà không có lý do chính đáng như thiên tai, hỏa họan, bản thân hoặc thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Như vậy, đối với trường hợp bạn hỏi, người lao động tự ý bỏ việc không đến công ty làm, không viết đơn xin phép nghỉ, doanh nghiệp không thể liên hệ được với người lao động thì công ty vẫn phải có chứng cứ chứng minh hai điều kiện trên trước khi xử lý kỷ luật sa thải người lao động. Nếu công ty không chứng minh được hai điều kiện trên mà vẫn tiến hành xử lý kỷ luật sa thải người lao động vì lý do tự ý bỏ việc là vi pháp pháp luật.

Các văn bản liên quan:
- Bộ luật 10/2012/QH13 Lao động
Trả lời bởi: CTV2

Công ty Luật An Phú nhận tư vấn tại nhà, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, qua thư điện tử; Thù lao của Luật sư dựa vào sự đánh giá của khách hàng và hiệu quả công việc.

Mọi chi tiết xin liên hệ: CÔNG TY LUẬT AN PHÚ
Trụ sở chính: Phòng 315 Tòa nhà văn phòng Việt Anh, số 33 ngõ 142 đường Ngô Gia Tự, phường Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Điện thoại: 04.625.707.13; Fax: 04.625.707.15;
Số cần gọi gấp: 0904 226 799- 09898.511.69
Email: luatanphu@gmail.com
Website: www.anphulaw.com
Văn phòng giao dịch 1:
Công ty Luật An Phú. Địa chỉ: Khu phố Đền Rồng, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh: 01688.477.456
Văn phòng giao dịch 2: Công ty Luật An Phú: Địa chỉ: 236 phố Yết Kiêu, phường Hải Tân, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Điện thoại: 098.44.33.061
Luật An PHú: Cam kết đem lại An vui, Thịnh vượng cho mọi khách hàng
ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH AN PHÚ
  Add: Trụ sở: Phòng 315, tầng3, Số nhà 33, ngõ 30, phố Hoa Lâm, phường Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
  Phone(024) 625 707 13 – Fax: (024) 625 707 15
VPGD: Số nhà 1 ngõ 5 phố Lý Nhân Tông, khu phố Đền Rồng, Phường Đình Bảng, Thị xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh.
  Phone0967 566 878
  Hotline:  0904.226.799 | 0388.477.456 | 0989.981.169
  Website: http://anphulaw.com
  Email:  luatanphu@gmail.com
CÁC GIẢI THƯỞNG
LIÊN KẾT VỚI CHÚNG TÔI
ĐĂNG KÝ HỖ TRỢ PHÁP LÝ
ĐĂNG KÝ HỦY BỎ
Copyright 2015 anphulaw.com. ALL RIGHTS RESERVED.. Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành thông tin từ website này