Điện thoại: (024) 625 707 13
  • Hình ảnh 1
  • Hình ảnh 2
  • Hình ảnh 4
  • Hình ảnh 3

Luật An Phú: Một số kinh nghiệm phát hiện vi phạm của Tòa án để kháng nghị phúc thẩm án hình sự

Cập nhật: 17/09/2013
Lượt xem: 770

Thực hiện tốt Chỉ thị số 03 ngày 19/6/2008 của Viện trưởng VKSND tối cao, 5 năm qua, Viện phúc thẩm 2 tại Tp. Đà Nẵng đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ trong việc phát hiện nhiều vi phạm của tòa án cấp sơ thẩm, quyết định kháng nghị nhiều vụ án hình sự, được ngành Tòa án chấp nhận với tỷ lệ cao, nâng cao chât lượng công tác kiểm sát và giúp cho Tòa án nâng cao công tác xét xử án hình sự, đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp.

Trang Thông tin điện tử VKSND tối cao trích đăng một số kinh nghiệm phát hiện vi phạm của Tòa án cấp sơ thẩm để kháng nghị phúc thẩm án hình sự của Viện phúc thẩm 2, để các đơn vị trong ngành tham khảo

1/. Phát hiện vi phạm có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành: Căn cứ kháng nghị “ có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật” cũng là căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, chỉ khác ở chỗ bản án sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật là bản án chưa có hiệu lực pháp luật còn kháng nghị giám đốc thẩm là bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật, trước hết là những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật hình sự, sau đến áp dụng pháp luật nói chung có liên quan đến việc áp dụng Bộ luật hình sự như Bộ luật dân sự, Luật giao thông đường bộ, Luật giám định tư pháp, Luật kế toán…

2/. Trong thực hiện xét xử, Tòa án cấp sơ thẩm thường có sai lầm trong áp dụng pháp luật như:

- Kết án người mà hành vi của họ không cấu thành tội phạm: hành vi không cấu thành tội phạm đã gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội, nhưng theo quy định của pháp luật, thì hành vi của họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự như gây thiệt hại trong trường hợp sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, chuẩn bị phạm tội ít nghiêm trọng, cố ý gây thương tích nhưng tỷ lệ thương tật dưới 11%, và không thuộc trường hợp một trong những trường hợp quy định từ điểm a đến k khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự;

- Vô ý gây thương tích nhẹ, chiếm đoạt tài sản có giá trị thấp hơn định lượng điều luật quy định, một số hành vị đòi hỏi người thực hiện hành vi phải là người đã bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cúu trách nhiệm hình sự hoặc một số hành vi phải gây ra hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại nghiêm trọng mới coi là tội phạm và một số trường hợp chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại…

- Kết án người chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự: Sai lầm này ít xảy ra, nhưng vẫn có một số trường hợp trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử các Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán vội thỏa mãn với lời khai nhận tội của người có hành vi phạm tội hoặc giấy tờ xác nhận không chính xác của chính quyền địa phương nên đã khởi tố, truy tố, kết án người chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

3/. Toà án cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm: Bỏ lọt tội phạm bao gồm bỏ lọt một tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự, bỏ lọt hành vi người phạm tội và bỏ lọt người phạm tội.

Tuy nhiên chỉ coi là Toà án cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm trong trường hợp VKS đã truy tố nhưng Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố bị cáo không phạm tội mà việc tuyên bố đó của Tòa án rõ ràng rằng là không đúng quy định cuả pháp luật. Chỉ khi nào xác định chính xác Toà án cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm thì mới là căn cứ để kháng nghị phúc thẩm, còn các trường hợp bỏ lọt tội ở giai đọan điều tra, truy tố thì không phải là căn cứ kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

* Điều 50 BLHS quy định: Người được Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố không có tội nhưng có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội thì Tòa án cấp phúc thẩm có quyền hủy bản án sơ thẩm yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại sơ thẩm theo hướng kết án người đó phạm tội.

* Ngoài trường hợp bỏ lọt người phạm thì trong một số trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm còn bỏ lọt hành vi phạm tội đối với một hoặc một số bị cáo mà Viện kiểm sát đã truy tố.

- Kết sai tội danh: Kết án sai tội danh là việc định tội của Tòa án cấp sơ thẩm đối với hành vi phạm tội của bị cáo không đúng với tội mà BLHS quy định.

- Kết án sai tội danh bao gồm các trường hợp Tòa án kết án bị cáo về tội nặng hơn hoặc tội nhẹ hơn mà bị cáo đã thực hiện.

Tuy nhiên cũng có trường hợp Tòa án kết án bị cáo về tội ngang bằng với tội mà bị cáo thực hiện nhưng không đúng các yếu tố cấu thành tội phạm của hành vi phạm tội.

Kết án sai tội danh tất dẫn đến việc quyết định hình phạt không đúng.

Tuy nhiên cũng có trường hợp mức hình phạt đối với bị cáo đã tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội do bị cáo thực hiện và nếu thay đổi tội danh thì cũng không thay đổi mức hình phạt, nhưng như vậy không có nghĩa là Tòa án đã xét xử đúng mà việc kết án sai tội danh vẫn là căn cứ để kháng nghị phúc thẩm.

Tuy nhiên việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm về trường hợp Tòa án kết sai tội danh cũng phải tuân thủ các quy định của BLTTHS về thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm tức là nếu chấp nhận kháng nghị của VKS thì Tòa án cấp phúc thẩm phải sửa tội danh theo hướng kháng nghị của VKS, còn nếu Tòa án cấp phúc thẩm thấy Tòa án cấp sơ thẩm kết án sai tội danh nhưng theo quy định của pháp luật thì Tòa án cấp phúc thẩm không sửa được tội danh theo hướng kháng nghị của VKS thì không thuộc phạm vi kháng nghị phúc thẩm.

Vậy trường hợp nào Tòa án cấp phúc thẩm sửa được tội mà Toà án cấp sơ thẩm đã kết án bị cáo thành tội danh khác? Vấn đề này thực tiễn xét xử không có gì vướng mắc vì chỉ cần bảo đảm việc sửa tội danh của Tòa án cấp phúc thẩm không vi phạm quy định tại điều 249 của BLTTHS.

4/. Thực tiễn kháng nghị yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm cải sửa về tội danh bao gồm các trường hợp thường gặp như sau:

4.1/. Thứ nhất: Tòa án cấp phúc thẩm kết án bị cáo về một tội danh khác mà tội đó VKS chưa truy tố bị cáo trong bản cáo trạng. Ví dụ: VKS tỉnh truy tố bị cáo A về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 140 BLHS, Tòa án cấp tỉnh cũng kết án bị cáo A về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 140 BLHS , nhưng VKSND tối cáo kháng nghị bản án sơ thẩm đề nghị Tòa án phúc thẩm Tòa án tối cao kết án bị cáo A về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 139 BLHS; Tòa phúc thẩm Tòa án tối cao xét thấy kháng nghị của VKS tối cáo là có căn cứ nên đã chấp nhận kháng nghị kết án bị cáo A về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khỏan 4 Điều 139 BLHS.

4.2/. Thứ hai: Trường hợp VKS đã truy tố sai tội danh, nhưng theo quy định tại Điều 196 BLTTHS (giới hạn của việc xét xử), nên Tòa án biết sai mà không sửa được mặc dù đã trả hồ sơ yêu cầu thay đổi tội danh nhưng VKS vẫn giữ nguyên tội danh đã truy tố tại cáo trạng nên Tòa án cấp sơ thẩm buộc phải kết án bị cáo theo tội danh mà VKS đã truy tố.

Sau khi xét xử Toà án cấp sơ thẩm kiến nghị VKS cấp trên kháng nghị bản án sơ thẩm để Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại cho đúng tội danh mà bị cáo đã thực hiện. Thứ ba: Trường hợp VKS đã truy tố đúng người, đúng tội, nhưng Toà án lại kết án bị cáo về tội khác nhẹ hơn nên VKS phải kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đè nghị Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, xử phạt bị cáo theo đúng tội danh VKS đã truy tố.

5/. Một vấn đề cần chú ý:

5.1/. Khi kiểm sát bản án sơ thẩm nếu phát hiện bị cáo đủ dấu hiệu cấu thành tội theo khung hình phạt có mức cao nhất tử hình, nhưng bản án sơ thẩm kết sai tội danh và là tội nhẹ hơn theo khung hình phạt cao nhất là 15 năm tù, thì trong trường hợp này cần kháng nghị theo hướng hủy bản án sơ thẩm để điều ra lại nhằm bảo đảm quyền có người bào chữa cho bị cáo theo Điều 57 khoản 2 Bộ luật tố tụng hình sự chứ không được kháng nghị yêu cầu sửa tội danh.

5.2/. Để phát hiện bản án sơ thẩm xử sai tội danh cần nghiên cứu kỹ nội dung vụ án, diễn biến hành vi phạm tội của bị cáo, nắm vững các dấu hiệu cấu thành của tội phạm, dấu hiệu đặc trưng của tội phạm cụ thể để phân biệt tội phạm từ đó định tội danh cho chính xác bảo đảm nguyên tắc xử lý đúng người đúng tội, đúng pháp luật.

5.3/. Áp dụng điều khoản của Bộ luật hình sự không đúng: Áp dụng sai thể hiện ở xác định sai điều khoản của Bộ luật quy định với tội tương ứng, áp dụng không đúng những quy định quy định khác của bộ luật hình sự có liên quan đến việc truy cúu trách nhiệm hình sự đối nười phạm tội, liên quan đến tăng nặng, giảm nhẹ, trách nhiệm hình sự của bị cáo, đến việc cho bị cáo hưởng án treo không đúng pháp luật, các quy định này chủ yếu ở Phần chung của Bộ luật.

* Áp dụng sai điều luật, dẫn đến quyết định hình phạt không tương xứng tính chất mức độ hành vi phạm tội của bị cáo;

- Phải xem xét kỹ các các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ (Điều 46, 48) áp dụng có đúng không, nếu áp dụng không đúng dẫn đến xử mức án quá nhẹ, hay quá nặng thì phải xem xét quyết định kháng nghị ngay.

- Ngoài ra Tòa án thường lạm dụng Điều 47 để xử bị cáo dưới mức khung hình phạt không đúng quy định của pháp luật, thì phải cương quyết kháng nghị, yêu cầu tòa phúc thẩm sửa án theo hướng tăng hình phạt với bị cáo.

- Áp dụng các quy định của Bộ luật khi quyết định các biện pháp tư pháp như tịch thu vật, tiền bạc, trực tiếp liên quan đến tội phạm hoặc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 41, 42 BLHS, các điều khoản BL dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành, hoặc vi phạm trong việc quyết định xử lý vật chứng quy định tại Điều 76 BLTTHS.

5.4/. Tất nhiên, những sai lầm trên đến mức phải kháng nghị phải là sai lầm nghiêm trọng làm thay đổi đáng kể tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và áp dụng hình phạt không phù hợp như hình phạt quá nặng, quá nhẹ, cho hưởng án treo không đúng, bồi thường thiệt hại không đúng, không có căn cứ pháp luật, áp dụng biện pháp tư pháp và xử lý vật chứng không đúng quy định ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính nghiêm minh công bằng của pháp luật và quyền lợi hợp pháp của người tham gia tố tụng.

6/. Phát hiện vi phạm trong thủ tục tố tụng khi xét xử sơ thẩm : vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm như:

- Xét xử sai thẩm quyền; thành phần Hội đồng xét xử không đúng quy định BLTTHS và các văn bản hướng dẫn thi hành; bị cáo vẵng mặt có lý do chính đáng nhưng Toà án vẫn xét xử vắng mặt (vi phạm khoản 1 Điều 187 BLTTHS);

- Người bào chữa thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS vắng mặt nhưng Tòa vẫn xét xử;

Bị hại vắng mặt làm ảnh hưởng tới việc xác định hành vi phạm tội của bị cáo nhưng Tòa vẫn xét xử; những người làm chứng, giám định, phiên dịch, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩ vụ liên quan vắng mặt làm ảnh hưởng đến đến xác định sự thấy của vụ án nhưng Tòa vẫn xét xử;

- Biên bản nghị án phản ánh nội dung quyết định của Hội đồng xét xử không đúng với phần quyết định bản án đã tuyên tại tòa.

- Phát hiện vi phạm tại bản án gồm: Thực hiện các thủ tục tố tụng hình sự: đối với người chưa thành niên ( thành phần HĐXX không đúng theo quy định tại Điều 307 BLTTHS và các văn bản hướng dẫn tại công văn số 52 ngày 15/6/1999 của Tòa án tối cao, Thông tư liên tịch số 01 ngày 12/7/2011 của TATC-VKSTC-BCA-BQP;

-Thực hiện thủ tục bào chữa không đúng tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS, Điều 305 BLHS và các văn bản hướng dẫn tại công văn số 52, Thông tư liên tịch số 01 trên).

- Thực hiện thủ tục tố tụng về việc tham gia tố tụng đối với gia đình, nhà trường, tổ chức không đúng quy định tại khoản 3 Điều 306 BLTTHS và thông tư liên tịch số 01 trên.

- Thực hiện tố tụng với người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên tại Điều 51, Điều 55 BLTTHS và Thông tư liên tịch số 01 trên.

- Bản án thể hiện thủ tục tố tụng không đúng như thành phần xét xử không đúng, không đầy đủ (Điều 185 BLTTHS), xét xử vắng mặt bị cáo, người bào chữa không đúng quy định tại Điều 187, Điều 109 BLTTHS, xác định đại diện hợp pháp của bị hại không đúng Điều 141, Điều 142 BLDS;

- Vi phạm giới hạn của việc xét xử, quy định tại Điều196 BLTTHS, hướng dẫn tại Nghị quyết số 04 ngày 5/11/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

- Phần quyết định của bản án không đúng với nội dung nghị án được thể hiện trong biên bản nghị án quy định tại Điều 199 BLTTHS và Nghị quyết số 04 trên;

- Ra quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án không đúng quy định Điều 180 BLTTHS.

- Trong áp dụng Bộ luật hình sự: áp dụng Phần chung BLHS (xác định độ tuổi chịu TNHS không đúng tại khoản 2 Điều 12 BLHS;

- Không áp dụng hoặc áp dụng không đúng quy định về phạm tội chưa đạt quy định tại Điều 18 BLHS và Nghị quyết số 01 ngày 4/8/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án ND tối cao;

- Không áp dụng, hoặc áp dụng không đúng về phạm tội có tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 20 BLHS và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02 ngày 16/11/1988 của Hội đồng thẩm phán TANDTC;

- Quyết định hình phạt tù không trừ thời gian tạm giữ, tạm giam cho bị cáo theo quy định tại Điều 33 BLHS;

- Tịch thu tiền, vật liên quan đến tội phạm không đúng quy định tại Điều 41 BLHS và Điều 76 BLTTHS;

- Giải quyết bồi thường thiệt hại không đúng quy định tại Điều 42 BLHS, Điều 604 đến Điều 630 BLDS và hướng dẫn tại Nghị quyết số 03 ngày 8/7/20006 cuả Hộ đồng thẩm phán TANDTC;

- Áp dụng tình tiết giảm nhẹ không đúng quy định tại Điều 46 BLHS, quyết định hình phạt nhẹ hơn không đúng quy định tại Điều 47 BLHS;

- Áp dụng tình tiết tăng nặng không đúng quy định tại Điều 48 BLHS; quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt không đúng quy định tại Điều 52 BLHS và hướng dẫn tại Nghị quyết số 01 ngày 4/8/2000 của Hội đồng thẩm phán TANDTC;

- Không tổng hợp hình phạt với người hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách theo khoản 5 Điều 60 BLHS.

- Vi phạm trong áp dụng tội danh và hình phạt: Đối với tội “Giết người”, thường vi phạm khi áp dụng các tình tiết định khung tại khoản 1 Điều 93 BLHS:

 e, “Giết người” mà liền trước đó, hoặc ngay sau đó phạm tội rất nghiêm trọng; g, Để thực hiện hoặc che dấu một tội phạm khác;

 n, Có tính chất côn đồ;

0, Có tổ chức;

- Nhầm lẫn khi định tội “Giết người” tại khoản 2 Điều 93 BLHS với các tội “Giết người” do vượt quá phòng vệ chính đáng Điều 96 với tội “Cố ý gây thương tích” dẫn đến chết người tại khoản 3 Điều 104 BLHS;

 Với tội “Hiếp dâm trẻ em” thường vi phạm khi áp dụng tình tiết tăng nặng phạm tội nhiều lần là thực hiện không đúng hướng dẫn tại công văn số 173 ngày 25/11/2002 của Tòa án tối cao, hoặc quyết định hình phạt quá nhẹ.

Với tội “Mua bán người” vi phạm khi áp dụng hình phạt chính và hình phạt bổ sung.

Với tội “Cướp tài sản” hay nhầm lẫn khi định tội “Cướp tài sản” với tình tiết định khung tăng nặng Hành hung để tẩu thoát tại điểm đ khoản 2 Điều 138 BLHS.

Với tội “Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt ma túy” thường vi phạm bỏ lọt hành vi phạm tội nhiều lần, hoặc không áp dụng hình phạt bổ sung theo yêu cầu tại công văn số 235 ngày 31/6/2007 của Chánh án Tòa án tối cao.

Thái Hưng

Công ty Luật An Phú nhận tư vấn tại nhà, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, qua thư điện tử; Thù lao của Luật sư dựa vào sự đánh giá của khách hàng và hiệu quả  công việc.

Mọi chi tiết xin liên hệ: Công ty Luật An Phú

Trụ sở chính: Phòng 315 tầng 3 Tòa nhà văn phòng Việt Anh, số 33 ngõ 142  đường Ngô Gia Tự, phường Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội. Điện thoại: 04.625.707.13; Fax: 04.625.707.15;

Số cần gọi gấp: 0904 226 799-  09898.511.69

Email: luatanphu@gmail.com
Website: www.anphulaw.com

Văn phòng giao dịch 1: Khu phố Đền Rồng, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh: 01688.477.456

Văn phòng giao dịch 2: Số 236 phố Yết Kiêu, phường Hải Tân, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Điện thoại: 098.44.33.061

Luật An Phú: Cam kết đem lại An vui, Thịnh vượng cho mọi khách hàng

 

 

 

 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH AN PHÚ
  Add: Trụ sở: Phòng 315, tầng3, Số nhà 33, ngõ 30, phố Hoa Lâm, phường Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
  Phone(024) 625 707 13 – Fax: (024) 625 707 15
VPGD: Số nhà 1 ngõ 5 phố Lý Nhân Tông, khu phố Đền Rồng, Phường Đình Bảng, Thị xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh.
  Phone0967 566 878
  Hotline:  0904.226.799 | 0388.477.456 | 0989.981.169
  Website: http://anphulaw.com
  Email:  luatanphu@gmail.com
CÁC GIẢI THƯỞNG
LIÊN KẾT VỚI CHÚNG TÔI
ĐĂNG KÝ HỖ TRỢ PHÁP LÝ
ĐĂNG KÝ HỦY BỎ
Copyright 2015 anphulaw.com. ALL RIGHTS RESERVED.. Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành thông tin từ website này